Seller là gì? Học ngành nào để trở thành Seller
Seller đang được xem là ngành nghề đang “hot” nhất hiện nay. Nó là loại hình nghề nghiệp quen thuộc và rất phổ biến. Nhưng bạn đã hiểu hết về Seller là gì? Bạn đang thắc mắc nghề này là gì? Học ngành nào để trở thành Seller? Hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết dưới đây của Quangngaijob.vn nhé.
Nội Dung Chính
Cơ sở lý luận
Để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức hơn về Seller là gì, trước tiên chúng ta đi vào một số khái niệm có liên quan.

Khái niệm về Sales
Sales chính là nhân viên kinh doanh của một doanh nghiệp. Đảm nhận vai trò có trách nhiệm tiếp xúc với khách hàng, tư vấn đến khách hàng các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra còn giải đáp các thắc mắc của khách hàng về loại hình kinh doanh đó. Cuối cùng là thuyết mục khách hàng mua sản phẩm hay dịch vụ để tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Khái niệm về Seller
Seller nói dễ hiểu chính là nhân viên sale, nhưng Sales lại hoạt động trong phạm vi nhỏ hơn, còn Seller rộng hơn. Bao gồm thái độ của một seller phải luôn tích cực, thân thiện, phải luôn luôn nắm rõ được tính chất của hàng hóa. Ngoài ra phải nắm rõ số lượng hàng hóa mà họ đang nắm giữ và phải nắm rõ chi tiết về sản phẩm hay dịch vụ đó. Để có thể đem đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất và thu hút họ để mua sản phẩm hay dịch vụ. Đem về lợi nhuận và doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp. Đồng thời cũng giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Các khái niệm có liên quan
Best seller
Đây là thuật ngữ xuất hiện nhiều nhất trong lĩnh vực kinh doanh nói chung. Đây là thuật ngữ thường được dùng cho người bán hàng giỏi nhất của một doanh nghiệp. Bao gồm về số lượng bán và doanh số cũng phải vượt trội nhất.
Seller relation
Thuật ngữ này khá phổ biến trên các sàn thương mại điện tử hiện nay. Là người chăm sóc, giải đáp và phát triển với nhóm người bán hàng tiềm nay – Seller. Lên kế hoạch và chiến lược để đưa ra các ý tưởng phát triển hoạt động bán hàng trên mạng xã hội. Ngoài ra còn thảo luận về việc đẩy mạnh hợp tác với người bán – Seller. Giám sát và phân tích các hoạt động của người bán trên các trang mạng xã hội đó.
Reseller
Trước tiên ta nói đến Resell – hình thức mua đi bán lại, đầu tư mua hàng hóa đó nhằm tạo ra khan hiếm nguồn hàng để làm giá trị sản phẩm đó lên cao hơn.
Còn Reseller – được ra đời dựa trên Resell, Reseller không bị đánh thuế, không giao dịch bằng tiền mặt, nhanh chóng, tiện lợi…Chính là bán lại các sản phẩm giới hạn và kiếm lời dựa trên các sản phẩm của Resell đã mua.
Buyer
Buyer sẽ là người tham gia tìm kiếm, phân tích, đàm phán với nhà cung cấp để đưa lợi ích về cho doanh nghiệp. Họ là người am hiểu về thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh và có các chiến lược khác nhau để tạo vòng xoay tốt nhất cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Các thuật ngữ có liên quan
Seller center
Seller center là trung tâm mua bán ở các sàn thương mại điện tử hiện nay: Shopee, Lazada…đề sử dụng hình thức này để tăng số lượng khách hàng tiếp cận sản phẩm và mua sắm tại đó.
Seller Sku
Seller Sku – Seller Stock-Keeping Unit nghĩa là đơn vị lưu kho. Bao gồm mã vạch, chữ và số để phân loại hàng tồn kho. Đó có thể là sản phẩm, dịch vụ, thuộc tính khác để phân biệt các loại mặt hàng với nhau.
Công việc chính của Seller
Khác với sales – bán hàng theo cách truyền thống, gọi điện hay giao dịch trực tiếp tại cửa hàng…Seller ra đời giúp họ tạo dựng hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp với khách hàng.
– Xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp: Giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, quảng bá, truyền thông…để xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp trong mắt khách hàng. Ngoài ra, họ còn phân phối và gặp mặt để giới thiệu các sản phẩm mới của doanh nghiệp.
– Đem lại doanh thu: Việc xây dựng và tạo ra hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng chính là đẩy mạnh số lượng sản phẩm bán ra. Khách hàng sử dụng nhiều, đồng nghĩa với việc doanh thu tăng.
– Công việc khác: Ngoài ra, seller còn phân tích thị trường, phân tích hành vi khách hàng và đối thủ cạnh tranh để giúp doanh nghiệp có các chiến lược tốt hơn. Kết hợp với bộ phận Marketing để triển khai các chiến lược và ý tưởng tiếp cận thị trường hay sản phẩm.
Những kỹ năng cần có để trở thành best Seller

Để trở thành best seller không phải chỉ kiến thức là đủ, ngoài ra còn có các kỹ năng khác. Dưới đây là một số kỹ năng mà best seller cần phải có:
– Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp tốt, lưu loát, trôi chảy sẽ giúp bạn gây thiện cảm trong mắt khách hàng.
– Kỹ năng đàm phán: Muốn có doanh thu thì phải bán được sản phẩm. Đồng nghĩa với việc bạn phải có kỹ năng thuyết phục khách hàng mua sản phẩm đó.
– Kỹ năng lắng nghe: Trong quá trình bán hàng, không tránh khỏi các câu hỏi và tương tác giữa bạn và khách. Nên việc lắng nghe có thể phần nào cho họ thấy được sự tôn trọng và tiếp thu ý kiến của họ.
– Kỹ năng tư duy: Chẳng ai muốn nghe bạn giới thiệu về sản phẩm dài dòng, lan man cả. Bạn phải nhấm mạnh ưu điểm của sản phẩm và giới thiệu nó đến với khách hàng. Vì vậy kỹ năng này là không thể thiếu.
– Kỹ năng thuyết trình: Đây là kỹ năng cần có của một seller. Bạn cần có một kịch bản ngắn gọn nhưng đầy đủ những ưu điểm về sản phẩm đến người nghe để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm đó.
- Xem thêm: Việc làm kế toán mới nhất tại Quảng Ngãi
Tố chất để trở thành Seller
Để trở thành một best seller thì như đã nói, bạn phải có tố chất. 6 tố chất dưới đây Việc làm Quảng Ngãi chia sẻ đến bạn như:
– Đam mê nghề nghiệp cao.
– Giao tiếp tốt.
– Tự tin.
– Đàm phán và thuyết phục
– Kinh nghiệm và có kiến thức.
– Mở rộng các mối quan hệ.
Phân biệt Seller và Vender
Seller | Vender |
Đều đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng | |
Đại diện cho cá nhân tham gia hoạt động bán hàng | Là cá nhân hoặc một doanh nghiệp |
Nhận sản phẩm để phân phối cho khách hàng | Tự sản xuất ra sản phẩm và phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng
|
Nhận hàng và bán lại giá lẻ | Nhập hoặc sản xuất hàng giá sỉ, bán giá lẻ |
Học ngành nào để trở thành Seller?

Quản trị kinh doanh
Đây là ngành đa dạng về kinh tế, mở ra cơ hội cho các bạn sinh viên. Ngành này cung cấp một lượng kiến thức lớn về bán hàng, bao quát quản trị (doanh nghiệp, tài chính, nguồn vốn, nhân lực…), marketing, dự án chiến lược…
Ngành này xét tuyển qua hình thức thi THPT quốc gia với tổ hợp:
- A00 (Toán – Lý – Hóa)
- A01 (Toán – Lý – Anh)
- D01 (Văn – Toán – Anh)
- D06 (Toán – Văn – tiếng Nhật)
- D07 (Toán – Hóa – Anh)
Một số trường đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh tốt nhất tại Việt Nam:
- Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
- Đại học Ngoại thương (FTU)
- Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB)
- Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
- Đại học Thương mại (TMU)
- Học viện Tài chính (AOF)
- Đại học Kinh tế – Luật – Đại học quốc gia TP.HCM (UEL)
Marketing
Sinh viên sẽ được học về xây dựng mối quan hệ với khách hàng, PR, khảo sát…Tất cả những kiến thức liên quan đến quảng bá và thương mại.
Ngành này xét tuyển qua hình thức thi THPT quốc gia với tổ hợp:
- A00 (Toán – Lý – Hóa)
- A01 (Toán – Lý – Anh)
- A02 (Toán – Lý – Sinh)
- C00 (Văn – Sử – Địa)
- D01 (Văn – Toán – Anh)
- D07 (Toán – Hóa – Anh)
- D08 (Toán – Sinh – Anh)
Một số trường đào tạo ngành Marketing tốt nhất tại Việt Nam:
- Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
- Đại học Ngoại thương (FTU)
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT)
- Đại học Hà Nội (HANU)
- Đại học Kinh tế – Luật – Đại học quốc gia TP.HCM (UEL)
- Đại học Tài chính Marketing (UFM)
- Đại học Hoa Sen
Truyền thông báo chí và xã hội
Ngành này cũng có thể góp phần tiếp cận khách hàng và duy trì mối quan hệ. Học ngành này giúp bạn có thể giao tiếp tốt và năng động hơn.
Ngành này xét tuyển qua hình thức thi THPT quốc gia với tổ hợp:
- A16 (Toán – Văn – Khoa học tự nhiên)
- C15 (Toán – Văn – Khoa học xã hội)
- D01 (Toán – Văn – Anh)
- D72 (Văn – Khoa học tự nhiên – Anh)
- D78 (Văn – Khoa học xã hội – Anh)
Một số trường đào tạo ngành Truyền thông báo chí và xã hội tốt nhất tại Việt Nam:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội (USSH)
- Học viện Báo chí và Tuyên Truyền (AJC)
- Đại học Văn hóa – Nghệ thuật quân đội (VNQ)
- Đại học Văn hóa TP HCM
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT)
- Cao đẳng phát thanh truyền hình I Hà Nội (EDU)
- Cao đẳng phát thanh truyền hình II TP.HCM (VOV)
Tâm lý học
Để thuyết phục và hiểu được khách hàng muốn gì thì đây là kỹ năng đoán tâm lý của họ. Bởi bạn phải gặp rất nhiều tình huống trong quá trình làm việc hay xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Học ngành này cũng có thể lấn sân qua các ngành như nhân viên kinh doanh, nhân viên nhân sự…
Ngành này xét tuyển qua hình thức thi THPT quốc gia với tổ hợp:
- A00 (Toán – Lý – Hóa)
- A01 (Toán – Lý – Anh)
- C00 (Văn – Sử – Địa)
- D01 (Văn – Toán – Anh)
Một số trường đào tạo ngành Tâm lý học tốt nhất tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội (USSH)
- Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE)
- Học viện Quản lý Giáo dục (NAEM)
- Đại học Sư phạm TP.HCM (HCMUE)
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia TP.HCM (HCMUSSH)
- Đại học Sư phạm Đà Nẵng (UED)
- Đại học Sài Gòn (SGU)
Top những nghề sale hot nhất hiện nay
– Bất động sản.
– Nhân viên tư vấn Bảo hiểm nhân thọ.
– Chuyên viên tư vấn tài chính.
– Nhân viên tư vấn mỹ phẩm.
– Nhân viên kih doanh oto.
– Nhân viên sale khóa học tại các trung tâm ngoại ngữ.
– Nhân viên bán hàng cho dịch vụ hàng hải (Logistics).
– Thư ký trưởng phòng kinh doanh.
– Sales Tour du lịch.
– Nhân viên truyền thông/quảng cáo.
– Kỹ sư bán hàng.
– Bán hàng tiêu dùng nhanh.
– Săn hàng Super Sale.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo Việc làm giám sát bán hàng tại Quảng Ngãi ở đây nhé.
Hi vọng những kiến thức về Seller là gì ở trên sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu. Và cũng có nhiều yếu tố khác nhau để trở thành best seller. Nhưng dựa vào thành công của bản thân và sự học hỏi không ngừng chính là kinh nghiệm duy nhất để bạn đạt được mục tiêu. Từ đó Việc làm Quảng Ngãi mở ra cho bạn những công việc tốt nhất tại Quangngaijob.vn